Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

7 MẸO VẶT CHO CHUYẾN DU LỊCH SIÊU TIẾT KIỆM


Để tiết kiệm mà vẫn vui trọn vẹn trong chuyến du lịch, hãy tham khảo bí quyết sau. 
 
Trước tình trạng kinh tế khó khăn, yếu tố tiết kiệm được đặt lên hàng đầu trong mỗi chuyến du lịch. Hãy tìm hiểu những cách tiết kiệm tối đa cho chuyến du lịch của dân du lịch chuyên nghiệp. 


1. Đi bộ tham quan thành phố 


Nếu bạn chẳng có nhiều tiền trong túi, cách tốt nhất là giảm thiểu chi phí đi lại. Thay vì đi taxi, một phương tiện quá xa xỉ, hay bỏ tiền ra mua vé xe bus, tàu điện ngầm, hãy đi bộ. Chỉ với một chiếc bản đồ (có thể xin được ở khách sạn, từ sân ga), bạn có thể đi vòng quanh thành phố, ngắm cảnh, ghé vào các công trình kiến trúc nổi tiếng: đền, chùa, nhà thờ… những nơi thường miễn phí vé vào cửa. 

2. Chụp ảnh 
Chụp ảnh là một cách rất tuyệt để khám phá nơi bạn đến mà hầu như chẳng tốn một xu. Với chiếc máy ảnh của riêng mình, bạn có thể ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng trong cả ngày và chẳng tốn tiền cho những hoạt động vui chơi giải trí xa xỉ khác. Đừng quên ghi lại khoảnh khắc bình minh và hoàng hôn, những thời điểm vô giá trong ngày vì vẻ đẹp mê hồn và quả thực “vô giá” vì bạn chẳng phải trả tiền để chiêm ngưỡng.

3. Đi chợ và “window shopping” 
“Window shopping” là khái niệm đi vào các trung tâm mua sắm nhưng chỉ ngắm các món đồ được trưng bày sau cửa kính. Lợi thế của “window shopping” là bạn được tận hưởng điều hòa mát lạnh miễn phí và là cách giết thời gian hoàn hảo. Khi không thể chịu nổi cơn thèm mua sắm, hãy rời khỏi các trung tâm sang trọng để tới những khu chợ địa phương, nơi bạn có thể mặc cả, hạ giá thoải mái. 

4. Công viên 

Các khu vườn, công viên trong thành phố thường chẳng bao giờ thu phí vào cửa. Tuyệt vời hơn cả, bạn có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, xanh mát, ngắm hoa đua nở với nhiều hoạt động lý thú như chụp ảnh, chơi thể thao, đọc sách… 

5. Những nơi vui chơi công cộng 

Thay vì trả tiền để được vào các khu giải trí lớn, đi xem phim…, hãy tới những nơi vui chơi công cộng như bờ biển, các khu triển lãm, một số bảo tàng, nhà thờ, đền, chùa. 

Cần chú ý là một số bảo tàng không miễn phí hoàn toàn mà chỉ miễn phí vào một số ngày nhất định vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ thông tin trước khi lên đường. 

6. Làm quen với dân bản địa 

Làm quen với người dân bản địa, nói chuyện, hỏi han họ về văn hóa, tìm hiểu các kỹ năng đặc trưng của các dân tộc, vùng miền: dệt ở Bali, đánh bắt cá đêm ở những làng chài… là một trong những hoạt động thú vị mà chẳng tốn tiền khi bạn tới một điểm du lịch. 

KINH NGHIỆM CHO MỘT CHUYẾN DU LỊCH XUYÊN VIỆT

Khi chương trình xuyên Việt được lên kế hoạch, dù do một nhà tổ chức chuyên nghiệp hay do một cá nhân kinh nghiệm đều muốn chuyến đi được "an toàn và hiệu quả được nhiều chừng nào, tốt chừng đó". Vì vậy một vài kinh nghiệm nhỏ dưới đây của chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn lên được một lịch tốt. 

Lựa chọn Điểm đến, lên lịch trình cho chuyến đi: 
Một lịch trình cho chuyến đi xuyên Việt thì cỡ 10-12 điểm dừng là hợp lý 

* Hà Nội – Yên Tử – Hạ Long - Phong Nha – Huế - Đà Nẵng - Hội An - Quy Nhơn - Nha Trang - Phan Thiết - Đà Lạt – Hồ Chí Minh 

* Hồ Chí Minh - Phan Thiết – Nha Trang – Đà Lạt – Quy Nhơn – Đà Nẵng – Hội An – Huế – Quảng Bình – Nghệ An – Hà Nội – Hạ Long ( hoặc từ Hà Nội, bạn có thể đi  Vĩnh Phúc - Việt Trì - Tuyên Quang - Hà Giang) 

* Hồ Chí Minh – Phan Thiết - Phan Rang -Tháp Chàm, Ninh Thuận - Nha Trang – Mũi Đôi, Khánh Hòa (cực Đông)  - Tuy Hòa, Phú Yên – Gành Đá Đĩa, Phú Yên - Quy Nhơn, Bình Định - Quảng Ngãi - Quảng Nam (Thánh Địa Mỹ Sơn, Thành Phố Hội An) - Đà Nẵng - Huế - Đồng Hới, Quảng Bình (Phong Nha Kẻ Bàng) - Ngã Ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh -  Vinh, Nghệ An - Thanh Hóa – Vườn Quốc Gia Cúc Phương, Ninh Bình – Hà Nội - Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc - Việt Trì, Phú Thọ – Tuyên Quang – Hà Giang (cổng trời Quản Bạ, Cao Nguyên Đá Đồng Văn, Lũng Cú) 

- Theo lịch trình mà chúng tôi đưa ra phía trên, chặng dài nhất cũng chỉ vào khoảng 200 km, tương đương với 4 - 5 giờ chạy xe. Cứ 5 giờ sáng khởi hành, đến khoảng 9 giờ, khi trời hửng nắng là bạn đã có mặt ở điểm đến mới, tìm phòng trọ rồi thăm thú từng nơi. 

- Bạn cũng nên xem trước đường đi của bạn có qua đèo không, hay chỉ đi đường bằng phẳng để tránh trường hợp đi ngang đèo, dốc cao vào buổi tối. Tốt hơn hết, bạn nên thường xuyên ghé lại hỏi thăm người dân địa phương ở hai bên đường về tình hình đoạn đường mà bạn sắp qua, xem có hiểm trở, khó đi không. 

- Bạn cũng phải dự trù sẽ đi bao lâu, ở mỗi nơi bạn sẽ đi các điểm tham quan nào? Bạn lưu lại mỗi nơi bao nhiêu ngày? Bạn cũng phải tính toán trước đoạn đường sẽ đi trong ngày, để luôn đổ xăng đầy trước khi bình cạn hoặc mỗi khi trời vừa tắt nắng là bạn đã đến được một thị trấn, thị xã hay thành phố nào đó để thuê phòng trọ nghỉ đêm. 

Nếu bạn đi tự túc (bằng ôtô hoặc xe máy) 
Bạn cần mang theo Tập bản đồ hành chính Việt nam của nhà xuất bản Bản đồ và Tập bản đồ Giao thông Việt nam (tập Bản đồ này có cả chi tiết chiều dài các đoạn đường, các khu dân cư, các trạm bơm xăng và sửa xe). Bạn nên dựa theo bản đồ, theo dõi lộ trình, đánh dấu những điểm cần đến để tiết kiệm thời gian và chi phí. 

Bạn nên di chuyển khoảng 150 km đến 200km cho mỗi ngày tuỳ theo điều kiện, địa hình của tuyến đường. 
Vịnh Lăng Cô 
Chuẩn bị Hành Lý 

- Bạn nên mang đồ thật gọn nhẹ. Hành trang Xuyên Việt càng cần đơn giản, tránh mang vác nhiều. Ðem theo nhiều áo quần, nhiều thứ trang bị cá nhân, bạn càng thêm bận tâm và mất thời giờ giữ gìn, tìm kiếm, thu gọn và nặng nhọc. 

- Máy chụp ảnh hay máy quay phim. 

- Một cuốn sách dẫn giải tài nguyên, lịch sử, văn hóa, kinh tế của từng địa phương, ứng dụng cho du hành. 

- Quần áo, dao nhỏ, đèn pin, dầu gội đầu và xà bông tắm dạng bọc (để tiết kiệm diện tích vali)… Các giấy tờ quan trọng: chứng minh nhân dân (để thuê phòng ở), giấy phép lái xe và bảo hiểm (nếu có), cũng nên trữ thêm một số thuốc: đau bụng (loại nào bạn quen dùng), thuốc cảm sốt và một chai dầu gió. 

- Đi đường dại ,bạn nên mang theo gối khí để cho đầu và cổ đỡ mỏi trong quá trình di chuyển bằng xe khách có thời gian dài. 
Bình minh trên biển Nha Trang 
Kinh nghiệm Ăn Uống 

Thường ngày, chuyện cẩn trọng trong ăn uống cũng luôn được mọi người chú ý, trong bước lữ hành càng nên cẩn thận hơn. Vì con đường lữ hành còn xa, còn dài, còn nhiều ngày đi khắp nơi đã sẵn định, bảo vệ sức khỏe an bình là tối quan trọng. 

- Không nên ăn những thức ăn sống, tái, thức ăn lạ (nhiều người không quen có thể đau bụng). 

- Hạn chế nước đá lạnh, chỉ nên uống nước tinh khiết đã được khử trùng và đóng chai. 
  
- Không nên ăn quá đầy bụng. 

- Các món ăn theo từng địa phương bạn có thể chọn theo sở thích. Mình có thể gợi ý một chút như sau: Lươn - Nghệ An, cháo chim - Hà Tĩnh, bánh khoái, bèo, bột lọc...- Đồng Hới (Quảng Bình), chè - Huế, bánh tráng thịt heo - Đà Nẵng, cơm gà - Tam kỳ (Quảng Nam), cua Huỳnh Đế - Bình Định, mắt cá Ngừ đại dương - Phú Yên, tôm hùm - Nha Trang và còn rất nhiều nữa. 

- Có một Kinh nghiệm cho bạn tìm hàng ăn uốngdọc đường đi là bạn có thể tìm các quán ăn có đông người địa phương đến (bằng cách nhìn vào biển số xe trước quán), hoặc nên hỏi người địa phương các điểm ăn uống ngon, rẻ khác. 
Chú ý Thời Tiết 

Trên đọc đường Xuyên Việt, có những hiện tượng cần lưu ý, thời tiết nơi này khác biệt với nơi kia và có thể thay đổi đột ngột vào mỗi buổi trong ngày. Bạn nên chú ý: 

- Theo dõi tin dự báo thời tiết trên các chương trình phát thanh và phát hình. 

-  Theo dõi nhiệt độ trên xe di chuyển hay tại các nơi dừng chân như khách sạn, nhà hàng, nếu có. 

- Chuẩn bị thích ứng với thời tiết khi bất cập (phòng bị áo mưa, áo gió, áo ấm). 

-  Nếu cảm thấy cơ thể hơi yếu, nên uống thuốc ngừa bệnh (kể cả thuốc kháng sinh như Tétracycline00mg để ngừa nhiễm trùng trong thức ăn, thức uống). 

- Nên ngủ nghỉ sớm sau mỗi chặng đường để phục hồi sức khỏe. 

Lưu ý tại một vài điểm du lịch 

Tam Cốc Bích Động: Không khí bên trong của các hang Tam Cốc (Ninh Bình) nhờ hơi nước quyên vào các khe hốc đá "ướp lạnh" thạch nhũ trở nên mát mẻ luôn vào khoảng từ 20oC đến 22oC, làm khỏe khoắn những người vừa vất vả trên đường dài mới đến. 

Vịnh Hạ Long: Không khí bên trong động Thiên Cung (vịnh Hạ Long) xuống dưới 18oC trong buổi trưa những ngày tháng tư. Vì động rất cao, rất rộng, nhiều thạch nhũ hơi lạnh càng nhiều. Muốn vào tận đáy động, người ta từ ngoài phải leo lên nhiều đoạn có bậc cấp dốc đứng, (cao khoảng 70 - 80m so với mặt biển) thường phải đổ mồ hôi và mệt ; khi vào động dễ bị nhiễm lạnh, tuy cảm thấy rất khỏe khoắn. Người yếu, có tuổi nên đem theo áo ấm để mặc ngừa nhiễm lạnh. Khi vào động Phong Nha ở Quảng Bình cũng thế. 

Khánh Hòa: Cảnh quan chiều hôm trên bãi biển Ðại Lãnh (Bắc Khánh Hòa) rất đẹp. Nên hít thở gió mát trong lành.

Từ Quảng Bình, kể từ sông Nhật Lệ, tới Vinh (Nghệ An) vào mùa hè, tức là từ tháng tư đến tháng sáu, gió Tây Bắc từ Lào thổi sang rất nóng bức, có khi đến 40oC. Ngọn gió Lào này được coi là khắt nghiệt đối với những người lữ hành đang di chuyển qua những cánh đồng trống trải của tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh (khoảng Ðồng Hới - Kỳ Anh). Vì vậy trước khi đi ngang qua vùng nóng bức này, bạn nên thủ sẳn khăn lông bọc nước đá để lau mặt, làm dịu cơn nóng khó chịu. 

Thực tế trên đường di chuyển, có thể nhiều việc ngoài dự kiến sẽ làm thay đổi những dự định của bạn. Tuy nhiên, đừng vì thế mà lúng túng trên chặng đường còn lại.